• Skip to secondary menu
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer
  • SettingsPhần Mềm Tiện Ích
  • VmwareẢo Hóa
  • Icon Learning B01Khóa học
  • CouponMã Khuyến Mãi
  • Good MoneyKiếm Tiền Online

Kiến Thức IT

  • Webmaster
  • Hướng dẫn IT
    • Tin học văn phòng
    • Windows
    • VPS & Linux
  • Software
    • Phần Mềm Máy Tính
    • Share Key & Bản Quyền
    • Thiết kế – Đồ họa
    • Phần mềm Internet
  • WordPress
    • Themes Bản Quyền
    • Themes Miễn Phí
    • Plugin
  • Mạng Máy Tính
  • Bảo mật VPS – Website
  • Tin tức

Wordpress

Cách kiểm tra theme WordPress đang dùng

30 Lượt xem

Theme WordPress là gì?

Theme WordPress là giao diện thiết kế trang web mà các website WordPress có thể kích hoạt và tùy chỉnh.

Hiện nay, khi xây dựng website đa phần nhiều người sử mã nguồn WordPress. Bởi nó, tiện lợi tích hợp nhiều chức năng, dễ quản lý và sử dụng dễ dàng. WordPress là mã nguồn với kho giao diện và plugin lớn.

Theme WordPress hiện nay rất nhiều và theo đó là nhu cầu của người dùng đang ngày càng tăng. Có thể thấy kho theme miễn phí từ website WordPress.org đã cho bạn với nhiều sự lựa chọn cho giao diện website của mình. Ngoài ra, bạn có thể mua theme wordpress từ những nhà cung cấp uy tín trên thế giới như:

  • Themeforest
  • Mythemeshop
  • Divi
  • Thrivethemes.com
  • …..

Rất nhiều nhà cung cấp theme WordPress chất lượng, uy tín đầy đủ bản quyền các tính năng hỗ trợ bạn trong quá trình xây dựng website, thường xuyên update (nhưng đa phần là mất phí).

Làm sao để check theme WordPress
Bạn đang thích giao diện một website nào đó, làm sao để check theme WordPress của nó?

Trước khi check theme WordPress website bất kỳ mà bạn cảm thấy thích, đẹp hoặc các tính năng và trải nghiệm người dùng tốt. Bạn sẽ phải kiểm tra trình tự như sau:

Kiểm tra xem website có đang sử dụng mã nguồn WordPress không? > tìm theme WordPress.

3 Cách kiểm tra website có sử dụng WordPress hay không?

Có nhiều cách để kiểm tra xem website đó có sử dụng mã nguồn WordPress hay không.

  • Cách 1: Khi bạn truy cập vào website đó và bạn check với đường link: ” domain/wp-admin”

Ví dụ: Khi truy cập vào website sohava.com , muốn xem website có sử dụng WordPress không thì bạn thêm vào link như sau: https://sohava.com/wp-admin , nếu xuất hiện khung đăng nhập tài khoản WordPress như hình dưới thì website này đang sử dụng WordPress.

Trang login website WordPress
Trang login website WordPress

Lưu ý:

– Nếu khi bạn truy cập như ví dụ ở trên mà xuất hiện trang lỗi 404 not found thì website đó không sử dụng mã nguồn WordPress.

– Nếu khi truy cập xuất hiện như ” this page has been disabled” thì website đó vẫn sử dụng mã nguồn WordPress nhưng họ đã cố tình dấu trang đăng nhập tài khoản sang một link khác để tránh tìm ra mã nguồn và spam và tấn công trang đăng nhập

  • Cách 2: Bạn trực tiếp xem soure code bằng cách ấn tổ hợp phím Ctrl + U hoặc click chuột phải và chọn “View page soure code“. Sau đó bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + F và đánh “wp-content” hoặc “wp-includes” vào ô tìm kiếm
Kiểm tra có phải website WordPress không? Bằng Source code
Kiểm tra có phải website WordPress không? Bằng Source code

Nếu xuất hiện thì website đó chắc chắn sử dụng mã nguồn WordPress

  • Cách 3: Sử dụng công cụ hỗ trợ đó là WhatCMS. Cách này đơn giản nhưng đôi khi sẽ không tìm ra được. Nếu không check ra được thử lại mấy cách trên nhé !!!

Ví dụ: Bạn coppy tên miền website và bỏ vào ô check trên WhatCMS và nhấp ” Detect CMS” và kết quả là:

Kiểm tra có sử dụng mã nguồn WordPress với WhatCMS

Tìm theme wordpress thủ công

Đây là cách phổ thông, nhưng cũng khá hiệu quả trong việc check theme. Bạn thực hiện giống như việc kiểm tra website có sử dụng WordPress như ở trên.

Bạn truy cập vào website mà bạn muốn tìm tên theme WordPress và ấn Ctrl + U hoặc chuột phải và chọn ” View page soure” sau đó Ctrl + F với từ ” Theme” như hình dưới

Check theme WordPress thủ công với source code
Check theme WordPress thủ công với source code
Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Kiểm tra tên theme WordPress bằng 9 công cụ hỗ trợ

Còn với kiểm tra tên theme WordPress bằng công cụ sẽ khá là nhanh, dễ dàng hơn. Dưới đây là 3 công cụ phổ biến để làm điều đó:

  • WpThemeDetector
  • WhatwpThemeisthat
  • ScanWP

1. Công cụ check theme WordPress- WpTheme Detector

Đây là công cụ miễn phí giúp bạn tìm theme WordPress dễ dàng, WPTheme Detector không chỉ giúp bạn tìm tên Theme mà còn tìm Plugin mà website đang sử dụng.

Bạn truy cập vào website công cụ này, coppy domain website mà bạn muốn tìm và bắt đầu search và kết quả như dưới hình

Check theme WordPress với WpThemeDetector
Check theme WordPress với WpThemeDetector
Tìm plugin website bằng WPThemeDetector
Tìm plugin website bằng WPThemeDetector

2. Công cụ hỗ trợ check theme & plugin – WhatWP Themeisthat

Giống như ở trên WhatWPThemeisthat có thể kiểm tra và tìm tên theme, plugin website wordpress. Chỉ cần bỏ link domain và scan được tên theme, link theme miễn phí hoặc trả phí (bản quyền)

check theme wordpress với WhatWpThemeisthat

3. Công cụ tìm theme WordPress – ScanWP

Chức năng ScanWP đều giống như 2 công cụ trên và cách thức tìm giống nhau

Kiểm tra tên theme worpress với Scanwp
Kiểm tra tên theme worpress với Scanwp

Tuy 3 công cụ đều có chức năng khá giống nhau nhưng mỗi công cụ đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Bạn thấy nào giúp bạn check theme WordPress thuận tiện nhất cho bạn là được.

4. Kiểm tra theme WordPress bằng tiện ích (extentions)

Ngoài cách tìm và thủ công và công cụ hỗ trợ thì còn 1 cách khác đó là extentions trên Chrome

  • Wappalyzer
  • What run

Trên là 2 Extentions mà bạn có thể cài đặt trên trình duyệt của bạn. Nhưng nó còn nhiều hạn chế là nhiều website bạn không thể check theme ra và không chi tiết như các công cụ được liệt kê ở trên.

Extentions Whatrun check theme wordpress
Extentions Whatrun check theme wordpress

5. Built With

Built With
Built With

Built With là một trong những công cụ tốt nhất để tìm thông tin website. Chỉ cần tìm kiếm URL, và nó sẽ hiển thị cho bạn không những template và plugin được trang web sử dụng mà còn cả webserver, email service, nhà cung cấp thanh toán, frameworks, thư viện JavaScript, truy vấn CSS.

6. W3Techs

Tương tự như Built With, W3Techs cung cấp rất nhiều dữ liệu về một trang web. Thiết kế của nó không hào nhoáng bằng Built With, nhưng các báo cáo của nó rất nhiều thông tin. Từ đó giúp bạn dễ dàng check theme cho WordPress hay plugin WordPress. W3Techs thậm chí còn cung cấp “Technology Score” để đo mức độ phổ biến và lưu lượng truy cập cho tất cả các công nghệ được sử dụng trên website. Thuật ngữ “Technologies” đề cập đến dịch vụ quản lý nội dung, tiện ích xã hội, web server.

Công cụ này còn cho bạn biết thêm về thị trường CMS nói chung. Ví dụ: nhìn vào trang chủ W3Techs bạn sẽ thấy, tính đến tháng 10 năm 2017, WordPress có thị phần CMS là 59,7%, trong khi Joomla đứng ở vị trí thứ hai với 6,7% và Drupal đứng thứ ba với 4,7%.

Công cụ W3Techs
Công cụ W3Techs

7. CMS Detector

Lúc đầu, CMS Detector chỉ cho bạn biết website đang sử dụng CMS nào. Khi bạn chọn “Click here to analyze fully“, bạn sẽ nhận được một báo cáo chuyên sâu về website. Nó cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn WhatCMS, nhưng ít hơn so với BuiltWith và W3Techs.

cms-detector
CMS Detector cho kết quả chuyên sâu về trang web

8. WordPress Themes Sniffer

Nếu không thể truy cập trực tuyến như 6 công cụ ở trên, công cụ này cần được cài đặt trên trình duyệt của bạn. Đó là một tiện ích mở rộng của Google Chrome hiển thị theme được sử dụng bởi một website cụ thể.

WordPress Themes Sniffer
WordPress Themes Sniffer

9. Wappalyzer

Wappalyzer cũng cần được cài đặt trên trình duyệt của bạn. Nó hoạt động với cả Google Chrome và Mozilla Firefox.

WordPress Themes Sniffer và Wappalyzer ít hữu ích hơn một chút so với các trình check theme cho WordPress và plugin khác, nhưng chúng phù hợp để thực hiện một số nghiên cứu nhanh.

Wappalyzer
Wappalyzer

Lời kết

Bạn thấy cách nào phù hợp nhất thì bạn có thể áp dụng hoặc đôi khi bạn cần kết hợp cả 3 phần trên để có thể check theme WordPress hiệu quả nhất. Chúc các bạn thực hiện thành công

Hiển thị sản phẩm WooCommerce theo tab danh mục trong WordPress

17 Lượt xem

Chuẩn bị template tab HTML

Để bắt đầu, bạn phải trước một cấu trúc HTML. cấu trúc này nên có css và Javascript để hoạt động tốt đã, sau đó mình sẽ lồng chúng và các vòng lặp để xuất ra kết quả chính xác nhất. Dưới đây là một đoạn mã HTML Tab của mình.

<div class="e-tabs not-dqtab">
   <div class="row row-noGutter">
     <div class="col-sm-12">
       <div class="content">

          <!--VÙNG HIỂN THỊ TÊN DANH MỤC (TÊN TAB)-->
          <ul class="tabs tabs-title clearfix hidden-xs">
            <li class="tab-link current" data-tab="tab-1">
                <span>TÊN DANH MỤC</span>
            </li>
          </ul>
          <!--VÙNG HIỂN THỊ TÊN DANH MỤC (TÊN TAB)-->
 
          <!--VÙNG HIỂN THỊ TAB-->
          <div id="tab-1" class="tab-content">
             <div class="products products-view-grid ">
                <div class="row row-noGutter">
 
                   <!--VÙNG HIỂN THỊ SẢN PHẨM TRONG TAB-->
                   <div class="col-xs-6 col-sm-6 col-md-3 col-lg-3">
                      <div class="product-box">
 
                      </div>
                   </div>
                   <!--VÙNG HIỂN THỊ SẢN PHẨM TRONG TAB-->
 
                 </div>
              </div>
 
           </div>
           <!--VÙNG HIỂN THỊ TAB-->
 
        </div>
      </div>
    </div>
 </div>

Với đoạn trên mình xác định 2 phần như sau:

Phần 1: là vùng “VÙNG HIỂN THỊ TÊN DANH MỤC (TÊN TAB)”.

Phần 2: là vùng “VÙNG HIỂN THỊ SẢN PHẨM TRONG TAB”.

Sau khi đã có mã giao diện HTML và xác định được vùng thì bây giờ mình sẽ đưa các câu truy vấn và hàm lặp để biến mã HTML tĩnh thành giao diện động.

Tích hợp mã template HTML vào theme

Mình sẽ xử lý từng vùng như sau:

Hiển thị danh mục điều hướng

Phần này mình sử dụng một mảng để lấy các thuộc tính đưa vào hàm get_terms. Trong này mình sử dụng 'parent'=>0 là để lấy lên những danh mục cha và bỏ qua các danh mục con. Nếu bạn bỏ cái này thì nó sẽ lấy hết tất cả những danh mục không kể là danh mục cha hay con. Biến $product_categories sẽ lưu trữ các danh mục được trả về. Mình sẽ sử dụng nó trong vòng lặp áp dụng cho phần 2. Đoạn code như sau:

<!--VÙNG HIỂN THỊ TÊN DANH MỤC (TÊN TAB)-->
 <ul class="tabs tabs-title clearfix hidden-xs">
   <?php $args = array('parent' => 0 );
         $product_categories = get_terms( 'product_cat',$args);
         $count = count($product_categories);
         if ( $count > 0 ){
            $i=0;
            foreach ( $product_categories as $product_category ) {
                $i++;
                $title_cate = $product_category->name;?>
                  <li class="tab-link current" data-tab="tab-<?php echo $i;?>">
                     <span><?php echo $title_cate;?></span>
                  </li>
    <?php } ?>
  </ul>
 <!--VÙNG HIỂN THỊ TÊN DANH MỤC (TÊN TAB)-->

Như vậy là mình đã hiển thị được các danh mục là tên tab.

Hiển thị vùng tab của danh mục và sản phẩm thuộc danh mục

Đầu tiên mình sử dụng tiếp tục hàm lặp như trên để lấy lặp lấy “tab content” của từng mục như sau:

<?php if ( $count > 0 ){
  $i=0;
  foreach ( $product_categories as $product_category ) {
    $i++;
    $slug_cate = $product_category->slug; ?>
 
    <!--VÙNG HIỂN THỊ TAB-->
    <div id="tab-<?php echo $i;?>" class="tab-content">
        <div class="products products-view-grid ">
           <div class="row row-noGutter">
             
               <!--VÙNG HIỂN THỊ SẢN PHẨM TRONG TAB-->
               <div class="col-xs-6 col-sm-6 col-md-3 col-lg-3">
                  <div class="product-box">
 
                  </div>
               </div>
               <!--VÙNG HIỂN THỊ SẢN PHẨM TRONG TAB-->

           </div>
        </div>
 
    </div>
    <!--VÙNG HIỂN THỊ TAB-->
 <?php } } ?>

Bây giờ mình sẽ lấy tất cả sản phẩm trong danh mục dựa vào biến $slug_cate.

<?php $feat_pro = new WP_Query( 
                              array('post_type' => 'product', 
                              'product_cat' => $slug_cate));
       while ( $feat_pro->have_posts() ) : 
       $feat_pro->the_post(); 
       global $product;
 ?> 

 <!--VÙNG HIỂN THỊ SẢN PHẨM TRONG TAB-->
 <div class="col-xs-6 col-sm-6 col-md-3 col-lg-3">
     <div class="product-box">
        <!--Nội dung sản phẩm ở đây-->
     </div>
 </div>
 <!--VÙNG HIỂN THỊ SẢN PHẨM TRONG TAB-->

 <?php endwhile; wp_reset_query(); ?>

Tất cả thuộc tính của sản phẩm nằm trong biến global $product, bạn sử dụng biến này để lấy ra thông tin sản phẩm nhé.

Đây là kết quả mình làm trong một project thực tế với đoạn mã trên

Đây là kết quả. Chúc bạn thành công !

Tự động upload hình ảnh khi sao chép hình ảnh vào bài viết trong WordPress

19 Lượt xem

Sao chép nội dung là một điều không ai khuyến khích, điều này có thể là vi phạm bản quyền. Website của mình cũng từng bị sao chép nội dung y nguyên. Nhưng trong một số trường hợp sao chép nội dung và spin ra để nuôi các website vệ tinh lại là một điều tuyệt vời. Với WordPress bạn có thể tạo ra nhiều nội dung khác nhau sử dụng spin, tuy nhiên hình ảnh của bạn thì vẫn lấy từ một website, điều này cũng gây ra một số hạn chế, để khắc phục điều đó trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với bạn phương pháp tự động upload hình ảnh khi bạn sao chép hình ảnh và nhấn publish.

Tự động upload hình ảnh vào bài viết trong WordPress

Chèn mã vào file functions.php
Đoạn code dưới đây mình thu thập được ở trên mạng chứ không phải do mình viết, mình đã kiểm tra toàn bộ đoạn mã và không có vấn đề gì và hoạt động chính xác không làm chập thời gian upload. Các bạn chỉ việc copy và chèn vào cuối file functions.php của theme là được.

class Auto_Save_Images{
 
 function __construct(){ 
 
 add_filter( 'content_save_pre',array($this,'post_save_images') ); 
 }
 
 function post_save_images( $content ){
 if( ($_POST['save'] || $_POST['publish'] )){
 set_time_limit(240);
 global $post;
 $post_id=$post->ID;
 $preg=preg_match_all('/<img.*?src="(.*?)"/',stripslashes($content),$matches);
 if($preg){
 foreach($matches[1] as $image_url){
 if(empty($image_url)) continue;
 $pos=strpos($image_url,$_SERVER['HTTP_HOST']);
 if($pos===false){
 $res=$this->save_images($image_url,$post_id);
 $replace=$res['url'];
 $content=str_replace($image_url,$replace,$content);
 }
 }
 }
 }
 remove_filter( 'content_save_pre', array( $this, 'post_save_images' ) );
 return $content;
 }
 
 function save_images($image_url,$post_id){
 $file=file_get_contents($image_url);
 $post = get_post($post_id);
 $posttitle = $post->post_title;
 $postname = sanitize_title($posttitle);
 $im_name = "$postname-$post_id.jpg";
 $res=wp_upload_bits($im_name,'',$file);
 $this->insert_attachment($res['file'],$post_id);
 return $res;
 }
 
 function insert_attachment($file,$id){
 $dirs=wp_upload_dir();
 $filetype=wp_check_filetype($file);
 $attachment=array(
 'guid'=>$dirs['baseurl'].'/'._wp_relative_upload_path($file),
 'post_mime_type'=>$filetype['type'],
 'post_title'=>preg_replace('/\.[^.]+$/','',basename($file)),
 'post_content'=>'',
 'post_status'=>'inherit'
 );
 $attach_id=wp_insert_attachment($attachment,$file,$id);
 $attach_data=wp_generate_attachment_metadata($attach_id,$file);
 wp_update_attachment_metadata($attach_id,$attach_data);
 return $attach_id;
 }
}
new Auto_Save_Images();

Đoạn mã này hỗ trợ tải hình ảnh được copy vào bài viết lên chính website đó khi nhấn publish. Mọi định dạng sẽ được giữ nguyên chỉ có link hình ảnh được thay đổi từ website khác thành website của bạn.

Lưu ý: việc này không khuyến khích bạn đi copy nội dung của người khác khi chưa có sự đồng ý của họ, nhất là bản quyền về hình ảnh.

Ẩn thông báo Flatsome khi update phiên bản mới

20 Lượt xem

Nhắc tới website, thì hiện nay hầu hết đa số người dùng đều lựa chọn cho mình một CMS WordPress hỗ trợ đơn giản nhất cho người mới, những bạn không có nhiều kiến thức về lập trình. Bên cạnh đó, một trang web cần phải đáp ứng được sự đẹp mắt, hỗ trợ công cụ kéo thả giúp việc thay đổi giao diện hiển thị một cách đơn giàn và nhanh chóng. Flatsome là một lựa chọn tốt nhất và được đông đảo người sử dụng đánh giá cao.

Bắt đầu từ phiên bản 3.14.x trở đi nếu Theme Flastsome không có key active sẽ xuất hiện thông  “Flatsome issues The purchase code is already registered on another site….” yêu cầu đăng ký mua license key từ tác giả.
Mặc dù không ảnh hướng đến tính năng, giới hạn khi sử dụng nhưng đôi lúc lại khiến người quản trị nhìn rất khó chịu. càng quan trọng hơn là khi bạn làm web xong bàn giao cho khách để vậy nhìn không chuyên nghiệp, đáng tin cho lắm.

An Thong Bao Nhap Key Flatsome

Trong bài viết dưới đây, mình chia sẻ cách ẩn thông báo Flatsome issues rất đơn giản. Hãy cùng mình bắt tay vào thực hiện ngay nào!

Cách ẩn thông báo Flatsome Issues

Làm thế nào để ẩn đi thông báo bắt nhập key bản quyền Flatsome? Bạn chỉ cần copy và paste đoạn code mình chia sẻ dưới đây vào file functions.php của theme

// xoá thông báo Flatsome issues
add_action( 'init', 'hide_notice' );
function hide_notice() {
remove_action( 'admin_notices', 'flatsome_maintenance_admin_notice' );
}

Sau đó bạn lưu lại và xem kết quả. Chúc bạn thực hiện thành công!

Thiếu aggregateRating, brand, review, offers trong woocommer

99 Lượt xem

Lỗi thiếu aggregateRating, brand, review, offers. Bạn có thể kiểm tra lỗi Schema với công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc tại: https://search.google.com/structured-data/testing-tool?hl=vi

Schema là gì? Dữ liệu có cấu trúc là gì?

Schema, Schema Markup hay Schema.org là một đoạn code html hoặc bằng javascript, đây là công cụ dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (stuctured data). Schema là thành quả của sự hợp tác giữa 4 công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay: Google, Yahoo, Bing và Yandex.

Sua Loi Schema Cho Woocommerce 815815888

Schema khi được gắn vào trang web sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm nhận biết được thông tin, phân loại các nội dung và trả về kết quả nhanh chóng, chính xác hơn.

Cấu trúc Schema ngày nay được nhiều SEOer sử dụng và khai thác giá trị triệt để, cấu trúc schema còn giúp cho website nổi bật trên công cụ tìm kiếm hơn, định dạng bài viết theo đúng loại tìm kiếm hơn.

Có thể bạn không biết, Google luôn thực hiện rất nhiều thao tác để có thể hiểu được nội dung trên một trang web. Chính vì vậy, nếu bạn cung cấp được các gợi ý rõ ràng hơn, phân loại nội dung cụ thể hơn thông qua dữ liệu có cấu trúc sẽ giúp Google dễ dàng hiểu trang web của bạn đang nói về vấn đề gì hơn. Điều này phần nào giúp tối ưu SEO, góp phần kéo từ khóa lên top dễ dàng hơn.

Lỗi thiếu aggregateRating, brand, review, offers… là gì?

Lỗi thiếu aggregateRating, brand, review, offers thường xảy ra ở những website bán hàng được thiết kế trên nền tảng wordpress và sử dụng Woocommerce làm giao diện. Khi đó, Google Search Console sẽ cảnh báo các lỗi sau:

  • Phải chỉ định “offers”, “review” hoặc “aggregateRating”
  • Trường “brand” bị thiếu (không bắt buộc)
  • Trường “sku” bị thiếu (không bắt buộc)
  • Chưa cung cấp giá trị nhận dạng toàn cầu nào (vd như gtin, mpn, isbn) (không bắt buộc)

Bạn có thể kiểm tra website của mình trên Google Search Console để xem phần nạp dữ liệu website có gặp lỗi tương tự không. Thông thường thì hệ thống sẽ tự kiểm tra và nếu có lỗi sẽ thông báo cho chủ website thông qua email và phần thông báo trong GSC.

Mặc dù có các lỗi cảnh báo nhưng ghi “không bắt buộc”, tuy vậy nếu bạn xử lý được triệt để những lỗi này thì vẫn tốt cho website của bạn hơn.

Hướng dẫn sử lỗi thiếu aggregateRating, brand, review, offers,..

Bạn có thể tìm kiếm trên Google với các từ khóa như: “khắc phục lỗi schema”, “khắc phục lỗi aggregateRating” hay từ khóa “sửa lỗi phải chỉ định: offers, review hoặc aggregaterating”,.. bạn sẽ thấy rất nhiều bài viết hướng dẫn khắc phục lỗi này được chia sẻ.

Để khắc phục lỗi thiếu aggregateRating, brand, review, offers bạn có thể tham khảo 2 cách sau:

  1. Chèn thêm đoạn code vào functions.php của theme – cách này nhanh gọn lẹ.
  2. Sử dụng plugin đánh giá website Yet Another Stars Rattings (YASR).

Ở bài viết này mình sẽ tổng hợp và hướng dẫn sửa lỗi chi tiết từng lỗi để các bạn dễ nắm bắt.

Sửa lỗi thiếu brand, isbn, mpn…

Lỗi thiếu brand, isbn, mpn khá quan trọng, vì vậy bạn cần khắc phục ngay để bài viết hiển thị ổn định trên kết quả tìm kiếm của google.

Bước 1: bạn thêm một thuộc tính thương hiệu cho sản phẩm (Sản phẩm >> Các thuộc tính >> thêm mới), nếu đã có thuộc tính Thương hiệu rồi thì bỏ qua bước này.

Như trong hình, mình thêm một thuộc tính mới đặt tên là “Thương hiệu” với slug là “thuong-hieu”.

Sua Loi Thieu Brand Isbn Msn 157867157

Bước 2: Để giá trị hoạt động thì trong các bài viết về sản phẩm bạn phải vào phần thuộc tính và thêm tên thương hiệu vào đó. Như hình dưới đây:

Sua Loi Thieu Schema Brand Isbn Mpn 175817578

Bước cuối cùng, quan trọng nhất, bạn hãy copy đoạn code sau và dán nó vào file functions.php trong giao diện website đang sử dụng:

function devvn_custom_woocommerce_structured_data_product ($data) {     
global $product;     
$data['brand'] = $product->get_attribute('pa_thuong-hieu') ? $product->get_attribute('pa_thuong-hieu') : null;     
$data['mpn'] = $product->get_sku() ? $product->get_sku() : null;     
$data['id'] = $product->get_id() ? $product->get_id() : null;     
return $data; } 
add_filter( 'woocommerce_structured_data_product', 'devvn_custom_woocommerce_structured_data_product' );

Chú ý: tại dòng 4, tên thuộc tính mình đang để là “pa_thuong-hieu” theo như cấu trúc mình làm ở bước 1. Bạn có thể đổi lại nếu phần thuộc tính này bạn đặt tên khác và lưu ý là phải bắt đầu bằng “pa_”. Ví dụ như: bạn đặt tên thuộc tính là brands thì đổi thành “pa_brands”.

Như vậy là đã khắc phục được lỗi.

Cách khắc phục lỗi phải chỉ định “Offers”, “Review” hoặc “aggregateRating”

Sua Loi Thieu Schema Brand Isbn Mpn 175817578

Cách 1: Thêm code vào file functions.php

Cách này thì cực kỳ dễ dàng nhưng nếu bạn không biết sửa code thì đừng đụng lung tung, hãy nhờ kỹ thuật viên hoặc bên quản lý hosting, nhờ họ trợ giúp.

Bạn chỉ cần copy và paste đoạn code sau vào file functions.php là được:

// Remove the default WooCommerce 3 JSON/LD structured data format 
function remove_output_structured_data() {    
remove_action( 'wp_footer', array( WC()->structured_data, 'output_structured_data' ), 10 ); // Frontend pages    
remove_action( 'woocommerce_email_order_details', array( WC()->structured_data, 'output_email_structured_data' ), 30 ); // Emails 
} 
add_action( 'init', 'remove_output_structured_data' );}

Lưu lại, nếu website có sử dụng plugin cache thì xóa cache đi. Bây giờ bạn có thể vào Google Search Console và kiểm tra lại những bài viết gặp lỗi này xem đã được khắc phục chưa. Chúc bạn thành công.

Cách 2: Sử dụng plugin đánh giá

Với cách này thì khá là phiền phức, bạn sẽ cài plugin Yet Another Stars Rattings và sẽ thao tác đánh giá bằng tay từng sản phẩm.

  • « Go to Previous Page
  • Go to page 1
  • Go to page 2
  • Go to page 3
  • Go to page 4
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 9
  • Go to Next Page »

Primary Sidebar

Tìm bài viết

Cài website Wordpress MIỄN PHÍ

Tạo web miễn phí

Bạn cần hỗ trợ nhấn vào ảnh phía trên nhé. Hoặc tại đây

Chuyên mục

  • Ảo Hóa
  • Bảo mật VPS – Website
  • Font chữ
  • Hướng dẫn IT
    • Android/IOS
    • Internet
    • VPS & Linux
    • Windows
  • Khóa học
  • Khuyến mãi
  • Kiếm Tiền Online
  • Mạng Máy Tính
  • Software
    • Phần mềm Internet
    • Phần Mềm Máy Tính
    • Share Key & Bản Quyền
    • Thiết kế – Đồ họa
  • Tin học văn phòng
  • Tin tức
  • Webmaster
  • Wordpress
    • Plugin Wordpress
    • Theme Wordpress
    • Thủ thuật Wordpress

Từ Khóa

Bảo mật VPS CorelDraw X7 database server directadmin Dọn rác máy tính ESXI font chữ đẹp kiếm tiền online kiểm qua tốc độ web linux lỗi bàn phím gõ chữ mariadb MySQL PDF Phần mềm download phần mềm làm video Phần mềm máy tính Phần mềm thiết kế Phần mềm tiện ích Phần mềm ảo hóa plugin wordpress Proshow Producer remote desktop SecureCRT ssl miễn phí Let’s Encrypt themes wordpress Thủ thuật máy tính thủ thuật win tăng tốc website Tạo website miễn phí Windows wordpress

Footer

Quản Trị Viên

Đam mê công nghệ, thích tìm hiểu về SEO, Website, MMO.
Cho đi hôm nay, nhận lại ngày mai.

Cộng tác

Bạn có nhu cầu đặt quảng cáo banner hoặc trao đổi Textlink có thể liên hệ với mình qua email: info@phonuiit.com

Copyright © 2023 - PhonuiIT